Huong dan: B1: Tim den doan code sau: , no thuong o ngay tren dau cua code template B2: Chon toan bo code ben duoi roi Pates vao ngay ben duoi doan code o buoc 1. */ Khi thầy cô bị... ‘dìm hàng’ trên Facebook! ~ xinh xinh kute

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Khi thầy cô bị... ‘dìm hàng’ trên Facebook!


Giờ đây, hầu như teen nào cũng sở hữu một tài khoảnFacebookvà nó cũng đã trở thành mạng xã hội thân thiết đối với rất nhiều teen. Teen vàoFacebookkhông chỉ giao lưu, trò chuyện với bạn bè, cập nhật cuộc sống của mình mà dần dần, teen đang sử dụng như một “diễn đàn mở”. Ở đó, teen thoải mái bình luận về chuyện học hành, trường lớp, thầy cô mà hiếm khi lo nghĩ về cácphát ngôncủa mình.

Việc chụp lén những khoảnh khắc không đẹp của thầy cô, đưa lênFacebookrồi vô tư ‘chặt chém’ đang trở thành trào lưu...
Nằm trong trào lưu đó, rất nhiều teen hiện nay rộ lên phong trào đăng những tấm hình của thầy cô lênFacebook. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đó không phải là những tấm hình được teen chụp lén và vô tư đưa lên với tính chất“dìm hàng”trên trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Canh me lúc thầy cô có những cử chỉ không đẹp là chụp
DùngFacebookvà có sẵn trong tay điện thoại có chức năng chụp ảnh, nhiều teen có thói quen lúc nào cũng lăm le, bất cứ khi nào bắt gặp được hình ảnh không đẹp của người xung quanh là bấm máy ngay. Không chỉ nhằm vào bạn bè, nhiều teen còn hướng góc chụp tới đối tượng là các... thầy cô! Vì vậy, những khoảnh khắc không đẹp, không thật sự chỉn chu của giáo viên đã bị teen “đóng khung” và ngay lập tức xuất hiện trênFacebook, trở thành đề tài để các bạn trẻ bình luận và chia sẻ. Và tất nhiên, không phải lúc nào những tấm ảnh “dìm hàng” này cũng được teen xin phép hoặc hỏi ý kiến “nạn nhân” trước khi đưa lên mạng.
Nhìn về mặt tốt, thì dưới những bức ảnh này, có khá nhiều bình luận của học sinh và cựu học sinh trong trường bày tỏ tình cảm với thầy cô, coi đó là hình ảnh thân quen, gần gũi của những người đã từng dạy mình. Và cũng nhờ những hình ảnh này mà teen cảm thấythầy cô thân thiệnvà gần gũi với học sinh hơn.

Đôi khi, bình luận của các bạn bày tỏ sự thân thiện
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là có không ít teen lấy những hình ảnh đó ra cười cợt với nhau, coi việc chụp ảnh “dìm hàng” thầy cô và đưa lênFacebooknhư một trò tiêu khiển. Một số bạn còn nhân cơ hội thể hiện thái độ “không ưa gì” thầy cô bằng những bình luận bỗ bã, dung tục. Hình ảnh của người giáo viên đáng được kính trọng bỗng chốc trở thành “trò cười”, trở thành đối tượng bị “ném đá” của những học trò vô tư thì ít, vô tâm thì nhiều.
Những tấm ảnh “dìm hàng” này thậm chí còn được đăng công khai trên các trang fanpage hoặc các hội/nhóm học sinh của trường. Ảnh được chính thành viên và admin của các trang, các hội/nhóm này đưa lên nên thường thu hút lượng xem rất lớn học sinh trong trường. Điều đáng nói hơn là trong bức hình ấy, người đăng ảnh thường để lại những lời giới thiệu khá khó nghe như: “Hàng về”, “Hàng độc nè!” hoặc “Đỡ đi nào các mem”….


Những hình ảnh này trở thành thú tiêu khiển của các bạn
Hình ảnh người giáo viên ngày ngày đứng trên bục giảng đáng lẽ ra phải được tôn trọng nhưng nhiều lúc lại vô tình hoặc cố ý bị biến thành trò tiêu khiển. Thấy hình ảnh của mình bị học sinh “dìm hàng” như vậy chắc chắn thầy cô cũng sẽ không vui vẻ gì. Vì thế, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi phát ngôn hoặc đưa ảnh thầy cô lênFacebook, và quan trọng nhất là đừng quên hỏi ý kiến thầy cô teen nhé!

Nguồn: tiin.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Yêu Online |